Đà Lạt theo thổ
ngữ địa phương có nghĩa là con sông
của người Lạt. Đó chính là ḍng
suối Cam Ly thơ mộng và trữ t́nh ngày nay.
Năm 1893, bác sĩ Yersin là người khám phá
ra Đà Lạt. Chính ông đă đề xuất
với toàn quyền Paul Doumer biến nơi hoang vu
này thành nơi an dưỡng cho cả Đông
Dương.
Toà nhà đầu
tiên được xây dựng ở đây là
đồn binh lợp lá tranh vào năm 1898.
Tiếp theo là ṭa nhà bằng gỗ lợp tôn
của viên công sứ Pháp dựng lên vào năm
1900. Năm 1907 mở thêm lữ quán gọi là
Hotel du Lac. Năm 1916, người Pháp cho xây
dựng thêm một đại khách sạn mang lên
Hotel du Langbian Palace.
Các công tŕnh xây
dựng ở Đà Lạt bắt đầu
từ năm 1915 và mở rộng vào năm 1923.
Đà Lạt thật sự trở thành thành
phố khi người Pháp bắt đầu
thực hiện đồ án thiết kể đô
thị của kiến trúc sư Hebrad. Theo đồ
án này th́ khu dân cư mở rộng về phía
Đông bắc và Tây bắc vùng hồ lớn
(Grand Lac) tức hồ Xuân Hương ngày nay.
Trục chính yếu xuất phát từ nhà ga xe
lửa Đà Lạt. Năm 1920 hoàn thành
đường bộ từ Phan Rang lên Đà
Lạt. Năm 1932 hoàn tất đường
bộ từ Đà Lạt về Sài G̣n (QL 20). Năm
1933, xây dựng xong đường xe lửa răng
cưa nối liền Tháp Chàm (Phan Rang) với
Đà Lạt. Riêng nhà ga xe lửa Đà Lạt măi
cho đến năm 1938 mới xong.
Các công tŕnh
nội thành như chợ Đà Lạt tức
chợ Hoà B́nh ngày nay hoàn thành vào năm 1929. Nhà
thờ Đà Lạt xây xong vào năm 1931.
Nhiều biệt thự (villa) được xây
dựng dành cho các viên chức người Pháp và
thuộc địa. Năm 1938, Đà Lạt có
398 biệt thự. Vào những năm 1937-1939,
nhiều khu biệt thự của tư nhân
được xây dựng như khu cư xá Saint
Benoir, cư xá Belle Vue… Các trường học cũng
được xây dựng, nổi tiếng như
các trường Le Petit Lycée và Le Grand Lycée. Trường
Le Petit Lycée hoàn tất vào năm 1927 và trường
Le Grand Lycée hoàn thành vào năm 1935. Sau đó hai trường
này lấy tên chung là Lycée Yersin. Năm 1935, trường
Le Couvent des Oiseaux cũng được khởi công.
Song song với
sự phát triển cơ sở hạ tầng, dân
số tại Đà Lạt cũng tăng lên nhanh
chóng. Năm 1923, Đà Lạt chỉ có 1.500 người
(lấy số chẵn), năm 1938 là 9.500 người,
năm 1944 tăng lên 25.500 người, năm 1955
lên đến 55.300 người... Năm 1999, thành
phố Đà Lạt có số dân là 129.400 người
phân bố trên diện tích 419 km2.
Trải qua bao thăng
trầm của lịch sử nhưng Đà
Lạt vẫn là thành phố trên cao nguyên đẹp
nhất nước ta. Thành phố tạo h́nh không
đơn điệu, nhấp nhô theo cung độ
và b́nh độ của núi rừng, uốn lượn
qua các khu rừng thông và đắm ch́m trong màn sương
mờ ảo.
Đà Lạt có
nhiều thắng cảnh nổi tiếng thơ
mộng và quyến rũ như hồ Xuân Hương,
hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, hồ Đa
Thiện, hồ Mê Linh, hồ Vạn Kiếp,
đập Suối Vàng, thác Cam Ly, rừng Ái Ân,
thung lũng t́nh yêu và hàng chục thác nước
ở ngoại thành như thác Pongour, thác Liên Phương,
thác Prenn, thác Gougah, thác Đatanla...
Đà Lạt c̣n
là vườn rau xanh nổi tiếng cả nước
với nhiều loại hoa quả miền ôn đới.
Đà Lạt có hoa nở quanh năm với
đủ loại hoa quy tụ từ khắp
bốn phương trời. Bởi vậy, Đà
Lạt được con người ban tặng là
“Thành phố ngàn hoa”.
Chưa bao
giờ Đà Lạt có một tầm vóc to
lớn và tiềm năng du lịch phong phú và
đa dạng như hiện nay. Những hạn
chế trong quá khứ lần lượt
được khắc phục. Đà Lạt
đang phát triển cơ sở hạ tầng, xây
dựng và cải tạo các khách sạn và
biệt thự, đầu tư hệ thống
đường cáp treo nối liền các khu du
lịch và nghỉ mát, mở thêm các dịch
vụ leo núi, khu vui chơi giải trí, leo núi,
tắm thác, dạo chơi trên các hồ nước,
cải tạo và nâng cấp sân bay Liên Khương
để đón khách du lịch.
Năm 2003, chính
quyền và nhân dân thành phố Đà Lạt -
tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng -
kỷ niệm 110 năm thành lập (1893 - 2003) là
dịp để ôn lại chặng đường
dài của quá khứ và định hướng
cho Đà Lạt trong tương lai đầy
triển vọng, để xứng đáng là thành
phố du lịch và nghỉ mát có tầm cỡ
của nước ta.
Theo Du lịch
Việt Nam
hội
nghị trung ương 7 về đổi mới
chính sách nhà đất
Tiếp
tục bán đất dự án Diamond Stars cho người
VN
|